logo
endland viet nam
maincontent
Trang chủ Kinh tế xã hội

Kinh tế xã hội

maincontent

Khẩn trương hoàn thiện Chiến lược phát triển ngành Điện lực đến năm 2025

Cụ thể, Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Công Thương cần bổ sung, hoàn thiện Đề án một số nội dung sau:

Về khung thời gian của Chiến lược phát triển ngành Điện lực giai đoạn tới, Bộ Công Thương đề xuất khung thời gian phù hợp để Chiến lược sau khi được phê duyệt sẽ làm cơ sở để triển khai xây dựng Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2021 - 2030 có xét đến năm 2040.

Về đánh giá hiện trạng ngành Điện và thực hiện Chiến lược phát triển ngành Điện Việt Nam giai đoạn 2004 - 2010, định hướng đến năm 2020, Bộ Công Thương cần cập nhật số liệu chính thức ngành Điện năm 2015; bổ sung đánh giá kỹ hơn về thực hiện chiến lược phát triển lưới điện trong đó chú trọng đánh giá phát triển lưới điện đồng bộ với tiêu chí phát triển nhằm nâng cao độ tin cậy gắn với hiệu quả đầu tư và vận hành; đánh giá nội dung thực hiện giảm bớt cấp điện áp trung thế của lưới điện phân phối và tiến độ thực hiện; chiến lược tài chính và huy động vốn đầu tư vào ngành Điện giai đoạn vừa qua, trong đó bổ sung số liệu cụ thể về tài chính và các cơ chế hoạt động của ngành Điện (cho tất cả các khâu sản xuất - truyền tải - phân phối và kinh doanh điện), thu hút vốn ODA, vốn đầu tư tư nhân trong nước, vốn FDI (chủ yếu theo hình thức Hợp đồng BOT), cổ phần hóa các đơn vị phát điện...

8 tổ máy của NMTĐ Hòa Bình. Ảnh: Minh Nguyên

Về quan điểm phát triển ngành Điện, Phó Thủ tướng yêu cầu bổ sung, nhấn mạnh quan điểm phát triển bền vững ngành Điện; đa dạng hóa nguồn cung cấp điện cả trong nước và nhập khẩu, liên kết lưới điện với các nước láng giềng, trong đó chú trọng đến hợp tác mua bán điện với Lào nhằm bù đắp những thiếu hụt về điện khi phải giảm phát triển một số nguồn điện không đảm bảo an toàn và môi trường.

Về các chiến lược phát triển cụ thể cho các lĩnh vực, cụ thể về chiến lược phát triển nguồn điện, Phó Thủ tướng yêu cầu cập nhật các chỉ đạo hiện nay về phát triển điện hạt nhân để hiệu chỉnh các nội dung liên quan. Trên cơ sở đó, cân đối lại chiến lược phát triển nguồn nhiệt điện than một cách hợp lý, đồng thời đẩy mạnh phát triển các nguồn năng lượng tái tạo theo Chiến lược phát triển năng lượng tái tạo của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 2068/QĐ-TTg ngày 25/11/2015.

Bổ sung, làm rõ định hướng áp dụng công nghệ đối với phát triển nguồn nhiệt điện than (siêu tới hạn, trên siêu tới hạn, khí hóa than, công nghệ xử lý nhiên liệu và trộn than v.v…), gắn với vấn đề bảo vệ môi trường trong bối cảnh nước ta đã tham gia và cam kết tại Hội nghị các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP21).

Bổ sung tính toán và đề xuất định hướng phát triển hạ tầng phục vụ nhập khẩu than cũng như vận chuyển than hợp lý theo vùng miền trong toàn quốc; bổ sung, làm rõ định hướng phát triển các nguồn điện sử dụng khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG), phát triển hệ thống liên kết khí, thị trường khí…

Về chiến lược phát triển lưới điện, bổ sung các định hướng cụ thể về phát triển lưới điện đồng bộ theo hướng thông minh, hiện đại, trong đó có các nội dung về tự động hóa lưới điện, phát triển trạm biến áp không/bán người trực, đo đếm thông minh… Ngoài ra, cần rà soát và có kiến nghị cụ thể việc tiếp tục triển khai thực hiện giảm bớt cấp điện áp trung thế của lưới điện phân phối...

                                                                                                                                                                                               Theo Chinhphu.vn

KINH TẾ XÃ HỘI
maincontent

Đến năm 2020: 100% hệ thống cáp điện dây dẫn trung tâm TP.HCM sẽ được "ngầm hóa"

     Thay vào đó là 1 không gian thông thoáng góp phần tạo nên mỹ quan cho các tuyến đường khu vực nội ô. Theo kế hoạch được thành phố đề ra, mỗi năm sẽ có khoảng 150km lưới điện trung thế và 250km lưới điện hạ thế trên địa bàn thành phố được ngầm hóa cùng với dây cáp thông tin.

     Dự kiến đến năm 2020, khu vực trung tâm thành phố không còn cảnh những bó cáp thông tin chằng chịt, dây điện nhùng nhằng treo lơ lửng trên đường phố như trước đây. Thời gian từ nay đến năm 2020 chỉ còn khoảng 2 năm nữa, liệu rằng công tác ngầm hóa lưới điện trên địa bàn TP có đạt được kế hoạch đề ra hay không, đó là nội dung được phóng viên trao đổi với ông Nguyễn Ngọc Khanh - Phó giám đốc ban quản lý dự án lưới điện phân phối TP.HCM.

Ông Nguyễn Ngọc Khanh - Phó giám đốc ban quản lý dự án lưới điện phân phối TPHCM

VOHĐến thời điểm này, ông cho biết ngành điện lực TP đã ngầm hóa được bao nhiêu tuyến đường (đạt bao nhiêu phần trăm) so với kế hoạch đã đề ra?

Ông Nguyễn Ngọc Khanh: Giai đoạn 2011-2015: Khoảng 74 tuyến đường (Tính theo cung đoạn).

+ Khối lượng thực hiện: Hoàn thành 75 dự án với khối lượng 262 km lưới điện trung thế, 428 km lưới điện hạ thế (giá trị 2.050 tỷ đồng), so với kế hoạch: lưới trung thế đạt 66% (262/400km), hạ thế đạt 86% (428/500km).

+ Tỷ lệ ngầm hóa lưới điện trung thế toàn Thành phố cuối năm 2015 là 32%; riêng khu vực trung tâm Quận 1, Quận 3 đạt gần 90%.

+ Tỷ lệ ngầm hóa lưới hạ thế toàn Thành phố là 12%.

Giai đoạn 2016-2020:

+ Kế hoạch: thực hiện hoàn tất 650 km lưới điện trung thế, 1.150 km lưới điện hạ thế. Đến năm 2020, tỷ lệ ngầm hóa lưới điện trung thế toàn Tổng công ty đạt tỷ lệ trên 35%, khu vực các quận nội thành đạt trên 50%, riêng khu vực quận 1 và quận 3 đạt 100%.

+ Kế hoạch phấn đấu: Phấn đấu đến năm 2020, tỷ lệ ngầm hóa lưới điện trung thế khu vực nội thành (không bao gồm các huyện ngoại thành: Củ Chi, Cần Giờ, Hóc Môn, Bình Chánh) đạt trên 60%, riêng khu vực trung tâm Quận 1 và Quận 3 đạt 100%; tỷ lệ ngầm hóa lưới điện hạ thế (không tính ngõ hẻm chưa quy hoạch ổn định) đạt trên 46%, riêng khu vực trung tâm Quận 1 và Quận 3 đạt trên 90%.

* Phân kỳ giai đoạn 2016-2017:

+ Trong năm 2016, đã thực hiện hoàn tất 44 dự án ngầm hóa (với khối lượng 203 km trung thế; 333 km hạ thế).

+ Trong năm 2017: đến tháng 6/2017, hoàn tất 16 dự án ngầm hóa với khối lượng là 82,7km trung thế; 147,9km hạ thế.

+ Khối lượng thực hiện còn lại trong năm 2017 bao gồm:

Đối với 34 dự án ngầm hóa khởi công và dự kiến hoàn thành trong năm 2017, với khối lượng 149,3km trung thế và 287km hạ thế: (01 công trình thuộc Công ty Điện lực Gia Định).

Phần Ban ALĐPP đã khởi công 33/33 công trình sẽ hoàn thành vào Quý 1, 2 năm 2018.

Đối với 27 dự án khởi công 2017 – hoàn thành năm 2018 (với khối lượng ngầm hóa 78 km trung thế, 207 km hạ thế), Ban ALĐPP đã khởi công 05 dự án và sẽ khởi công 18 công trình cuối tháng 12 năm 2017 và sẽ hoàn thành năm 2018. Còn 04 dự án sẽ chuyển tiếp khởi công 2018 (vì các lý do khách quan).

 

VOH: Với tiến độ này thì theo ông ngành điện có đạt được kế hoạch đề ra?

Ông Nguyễn Ngọc Khanh: Đánh giá tình hình thực hiện tại thời điểm này có hơi chậm so với kế hoạch Tổng công ty đề ra. Ban ALĐPP sẽ cố gắng đẩy nhanh tiến độ và đồng thời cố gắng triển khai sớm kế hoạch 2018-2020.

*Phân kỳ giai đoạn 2018-2020:

Kế hoạch đăng ký khởi công mới (tại văn bản số 3235/EVNHCMC-KH ngày 21/7/2017 gửi Ban chỉ đạo ngầm hóa): 57 công trình với khối lượng 330 km trung thế, 432 km hạ thế.

 Khối lượng ước thực hiện giai đoạn 2018-2020:

 Hoàn tất 268 km trung thế, 480 km hạ thế.

     Phấn đấu đến cuối năm 2020, tỷ lệ ngầm hóa lưới điện trung thế (không bao gồm các huyện ngoại thành: Củ Chi, Cần Giờ, Hóc Môn, Bình Chánh) dự kiến đạt khoảng 62% (cao hơn chỉ tiêu đề ra tại Quyết định số 43/2012/QĐ-UBND về Kế hoạch thực hiện Chương trình hành động số 27-CTrHĐ/TU của Thành Ủy là 55%), riêng khu vực trung tâm Quận 1 và Quận 3 đạt 100%.

     Tỷ lệ ngầm hóa lưới điện hạ thế (không tính ngõ hẻm) dự kiến đạt khoảng 46% (cao hơn chỉ tiêu đề ra tại Quyết định số 43/2012/QĐ-UBND là 45%); riêng khu vực trung tâm Quận 1 và Quận 3 có tỷ lệ ngầm hóa lưới điện hạ thế (không tính ngõ hẻm chưa quy hoạch ổn định) đạt trên 90%.

 

VOH: Trong quá trình triển khai ngầm hóa thời gian qua gặp khó khăn lớn nhất là gì?

Ông Nguyễn Ngọc Khanh: Công tác tham vấn cộng đồng: Việc tham vấn cộng đồng được thực hiện nhiều lần do nhiều trường hợp người dân không đồng ý cho thi công lắp đặt thiết bị (tủ RMU, trạm biến áp, tủ hạ thế), phải phối hợp với các Đơn vị liên quan để xử lý, giải quyết nên ảnh hưởng nhiều đến tiến độ các công trình. Hiện nay, Ban ALĐPP và các Công ty Điện lực phối hợp với địa phương để đẩy mạnh công tác tham vấn cộng đồng ngay trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư, khảo sát, thiết kế nhằm tạo sự đồng thuận, qua đó ghi nhận đầy đủ các ý kiến của người dân, doanh nghiệp trong phạm vi thực hiện các dự án để có giải pháp thực hiện cụ thể, và thực hiện công tác giám sát cộng đồng đối với chất lượng thi công công trình trong quá trình thực hiện,… nhằm tạo sự đồng thuận, thông hiểu và ủng hộ của người dân, đồng thời phối hợp các đơn vị quản lý hạ tầng kỹ thuật để hạn chế tối đa các trở ngại phát sinh trong quá trình thi công các dự án ngầm hóa.

     Tiến độ thi công các công trình phụ thuộc nhiều vào thời tiết mưa thường xuyên như hiện nay.

     Công tác thỏa thuận hướng tuyến, thỏa hiệp với các đơn vị chủ quản công trình hạ tầng khác liên quan đến dự án còn nhiều khó khăn, chậm trong việc phối hợp cũng ảnh hưởng nhiều đến việc triễn khai các công trình.

     Tuy nhiên, Thành phố đã ban hành Quyết định số 6093/QĐ-UBND và Quyết định số 2635/QĐ-UBND ngày 24/5/2016 về Kiện toàn Ban Chỉ đạo ngầm hóa lưới điện kết hợp cáp viễn thông trên địa bàn thành phố để nâng cao năng lực chỉ đạo, điều hành của Ban Chỉ đạo; trong đó có Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo ngầm hóa lưới điện kết hợp cáp viễn thông trên địa bàn TP.HCM – quy định cụ thể quyền hạn, trách nhiệm của từng thành viên sở ban ngành để chỉ đạo phối hợp thực hiện các công trình ngầm hóa lưới điện và dây thông tin. Hoạt động theo quy chế của Ban Chỉ đạo trong gần 2 năm qua được duy trì thường xuyên, góp phần quan trọng vào việc giải quyết các vướng mắc, đảm bảo tiến độ các công trình.

 

VOH: Sự phối hợp của các đơn vị có hệ thống cáp khác như: viễn thông, truyền hình cáp…ra sao?

Ông Nguyễn Ngọc Khanh: Giai đoạn đầu còn nhiều vướng mắc trong việc triển khai đồng bộ với các đơn vị chủ đầu tư viễn thông. Nhưng đến nay, Tổng công ty Điện lực TP.HCM và các đơn vị đầu tư hạ tầng ngầm viễn thông đã cùng nhau xây dựng hoàn tất quy chế phối hợp và tổ chức công tác đấu thầu chung để lựa chọn chung một nhà thầu thi công đào, tái lập mương cáp và nhà thầu giám sát để phục vụ cho công tác ngầm hóa lưới điện và dây thông tin. Việc thực hiện ngầm hóa lưới điện kết hợp ngầm hóa dây thông tin thời gian qua đã được tổ chức thi công đồng bộ, nhịp nhàng, không còn để xảy ra tình trạng đào – tái lập đường nhiều lần làm ảnh hưởng đến giao thông và bớt phiền hà cho người dân Thành phố.

     Về sự phối hợp của các Sở, Ngành và sự quan tâm của Lãnh đạo Thành phố: Tổng công ty đã phối hợp ngày càng chặt chẽ với các Sở, Ban, Ngành thành phố, các quận, huyện và các đơn vị quản lý dây thông tin trong quá trình thực hiện các dự án ngầm hóa. Định kỳ hàng tháng, theo phân công, Tổng công ty tổ chức họp thường kỳ Ban chỉ đạo ngầm hóa Thành phố với sự tham gia của đại diện các Sở ngành chức năng, các chủ đầu tư mương cáp viễn thông, các Công ty Điện lực, nhằm phối hợp rà soát tiến độ chi tiết các công trình ngầm hóa và thống nhất phối hợp giải quyết các tồn tại, khó khăn, vướng mắc nảy sinh trong quá trình phối hợp thực hiện.

 

VOH: Trong quá trình triển khai ngầm hóa lưới điện có ảnh hưởng gì đến tình hình cung ứng điện cho TP không?

Ông Nguyễn Ngọc Khanh:  Khi triển khai thi công các công trình ngầm hóa thì cũng có ảnh hưởng một ít đến tình hình cung cấp điện. Tuy nhiên, chủ trương Tổng công ty Điện lực TPHCM đề ra các giải pháp thi công các công trình không để mất điện và ảnh hưởng đến sinh hoạt của người dân, cụ thể: Giải pháp thi công công tác bằng hotline; giải pháp phân đoạn, cô lập và chuyển tải nhằm vẫn đáp ứng việc cung cấp điện trong quá trình thi công; Sử dụng các nguồn cấp điện lưu động như máy biến thế lưu động, máy phát điện lưu động để cấp điện trong quá trình thi công.

 

VOH: Một trong những vấn đề được người dân quan tâm, là công tác tái lập mặt đường sau khi ngầm hóa cáp đã được Tổng công ty thực hiện ra sao?

Ông Nguyễn Ngọc Khanh: Tổng công ty Điện lực TPHCM đặc biệt rất quan tâm đến chất lượng công tác đào tái lập mặt đường. Lập kế hoạch phối hợp Ban ALĐPP kiểm tra thường xuyên, đột xuất các công trình đang thi công đồng thời Tổng công ty Điện lực TPHCM đang thực hiện công tác giám sát online để theo dõi chặt chẽ công tác giám sát. Có đề ra các biện pháp chế tài phạt hợp đồng đối với các đơn vị thi công đào đường còn chưa đảm bảo tuân thủ đầy đủ các quy định về an toàn, vệ sinh công trường,... trong quá trình thi công: để công trường mất vệ sinh, chưa tái lập hoàn tất mặt đường vào buổi sáng gây trở ngại cho lưu thông và lối ra vào của người dân.

     Ngoài ra, Tổng công ty Điện lực TPHCM thực hiện nghiêm việc phối hợp các đơn vị quản lý hạ tầng kỹ thuật các Khu QLGTĐT, Sở Giao thông Vật tải kiểm soát chất lượng thi công và thực hiện bàn giao mặt bằng cho các đơn vị quản lý chuyên Ngành ngay sau khi công trình được nghiệm thu theo hướng dẫn tại Quyết định 09/2014/QĐ-UBND ngày 20/02/2014 của UBND TPHCM Quy định về thi công xây dựng công trình thiết yếu trong phạm vi bảo vệ kết hạ tần giao thông đường bộ trên địa bàn TPHCM.

VOH: Xin cám ơn ông.

Tính đến thời điểm hiện tại, khối lượng ngầm hóa đã đạt trên 60% kế hoạch. Dự kiến đến cuối năm 2020, toàn bộ khu vực trung tâm quận 1, quận 3 sẽ ngầm hóa 100%; các khu vực khác gần trung tâm thành phố, lưới điện ngầm hóa cũng sẽ đạt trên 50%”.

Bên cạnh việc ngầm hóa ở các tuyến đường chính khu vực trung tâm thành phố, tổng công ty điện lực TP cho biết trong năm 2018 sẽ tập trung ngầm hóa lưới điện kết hợp dây thông tin tại 29 tuyến hẻm khác ở khu vực trung tâm thành phố.

Theo radio.voh.com

KINH TẾ XÃ HỘI
maincontent

Dự án hạ ngầm lưới điện ở Hà Nam: Đường phố đã sạch đẹp, thông thoáng

     Liên quan đến nội dung loạt bài "Dự án hạ ngầm lưới điện ở Hà Nam" đăng tải trên Báo Gia đình Việt Nam, sau khi báo đăng phía Công ty Điện lực Hà Nam đã vào cuộc tiến hành thu dọn, chỉnh trang lại những bất cập còn tồn tại.

     Theo thông tin đại diện Công ty Điện lực Hà Nam cho biết, bất cứ cơ quan đơn vị nào khi thi công đều mong muốn đảm bảo tiến độ, chất lượng cũng như sự ủng hộ, chia sẻ của người dân. Tuy nhiên, sau khi ngành điện lực thi công xong, do hệ thống dây cáp của ngành viễn thông cũng sử dụng chung hệ thống cột điện nên dẫn đến tình trạng dây rợ, "mạng nhện" còn tồn đọng như trước đây.

Những chùm dây cáp, "mạng nhện" đã được tháo dỡ, không còn xuất hiện trên tuyến phố Biên Hòa (TP. Phủ Lý, Hà Nam)

     Chính vì vậy sau khi tiếp nhận thông tin từ phía báo chí, ngành điện lực đã có quyết tâm rất lớn, báo cáo các cấp chính quyền phối hợp triển khai công tác đồng bộ giữa những bên liên quan để giải quyết những tồn đọng, bất cập trong quá trình triển khai Dự án hạ ngầm lưới điện. Đến nay, những vấn đề này đã cơ bản được xử lý, giải quyết.

     Đối với thông tin phản ánh về những cảnh báo nguy hiểm tại những tủ điện sau khi hạ ngầm, đại diện Công ty Điện lực Hà Nam cho biết những thông tin cảnh báo này là rất cần thiết nhằm cảnh báo cho người dân biết đồng thời ngăn chặn những hành vi phá hoại hệ thống và gây nguy hiểm cho người khác.

Hiện nay, dọc theo tuyến phố có Dự án hạ ngầm lưới điện đã phong quang, sạch đẹp đảm bảo mĩ quan đô thị và giải tỏa nỗi bức xúc của người dân

     Theo khảo sát và ghi nhận của PV Báo Gia đình Việt Nam, ở thời điểm hiện nay dọc theo tuyến phố Biên Hòa (TP. Phủ Lý, Hà Nam) đã thông thoáng, tình trạng "mạng nhện" dây cáp điện, viễn thông cơ bản đã được khắc phục, đảm bảo mỹ quan đô thị.

     Những dây rợ, "mạng nhện" còn xuất hiện trước đây đã được ngành điện lực tháo dỡ, dẹp bỏ giúp giải tỏa nỗi bức xúc của người dân dọc theo tuyến phố có Dự án hạ ngầm lưới điện chạy qua.

     Trước đó, vào năm 2016, để đảm bảo mỹ quan và an toàn trong khu vực đô thị, UBND tỉnh Hà Nam đã có văn bản chấp thuận việc hạ ngầm tuyến đường dây điện lực ở đoạn đi dọc đường Biên Hoà và đoạn đi qua trước trụ sở Tỉnh uỷ, UBND tỉnh, khu vực thương mại dịch vụ bờ đông sông Đáy - TP Phủ Lý, Hà Nam và được người dân nơi đây rất hoan nghênh, ủng hộ.

Theo giadinhvietnam.com

KINH TẾ XÃ HỘI
maincontent

Khởi công xây dựng tòa nhà văn phòng Ngọc Khánh

Được Ủy Ban Nhân Dân Tỉnh Hưng Yên phê duyệt Dự án đầu tư mở rộng Nhà máy sản xuất dây điện ôtô trực thuộc Công ty TNHH Dây và Cáp Điện Ngọc Khánh trên địa bàn huyện Văn Lâm, Hưng Yên (Dự án sẽ được cập nhật liên tục bằng hình ảnh).

Mục tiêu của Dự án là nhằm nâng cao năng lực sản xuất, tạo ra nhiều việc làm cho người dân, thúc đẩy sự phát triển kinh tế trên địa bàn huyện Văn Lâm nói riêng và tỉnh Hưng Yên nói chung.

 

< Hình ảnh chụp từ vệ tinh - 08/2010 >

Dự án do Công ty TNHH Dây và Cáp Điện Ngọc Khánh làm chủ đầu tư. Với tổng diện tích vào khoảng 4,5Ha Dự án bao gồm :

- Khu điều hành nhà sản xuất : 1.600m2

- Khu nhà nghỉ và ăn ca : 1.200m2

- Khu nhà xưởng sản xuất : 20.000m2

- Giao thông và cây xanh : 21.000m2

Hiện nay dự án đang tiến hành san lấp mặt bằng, dự kiến đến ngày 31/07/2010 sẽ kết thúc và chuyển sang giai đoạn tiến hành thi công xây dựng các hạng mục Nhà xưởng sản xuất, Nhà điều hành..

Dự kiến nhà máy mới được đưa vào sử dụng tại thời điểm Quý II năm 2012. Đưa tổng diện tích các nhà máy của Công ty TNHH Dây và Cáp Điện Ngọc Khánh lên 12Ha, bao gồm : Nhà máy dây cáp điện hạ thế PVC, Nhà máy dây và cáp điện Cao Su, Nhà máy dây điện ÔTÔ.

KINH TẾ XÃ HỘI
maincontent

Giá dây cáp điện tăng đột biến : Nhà thầu điện điêu đứng copy copy

Được Ủy Ban Nhân Dân Tỉnh Hưng Yên phê duyệt Dự án đầu tư mở rộng Nhà máy sản xuất dây điện ôtô trực thuộc Công ty TNHH Dây và Cáp Điện Ngọc Khánh trên địa bàn huyện Văn Lâm, Hưng Yên (Dự án sẽ được cập nhật liên tục bằng hình ảnh).

Mục tiêu của Dự án là nhằm nâng cao năng lực sản xuất, tạo ra nhiều việc làm cho người dân, thúc đẩy sự phát triển kinh tế trên địa bàn huyện Văn Lâm nói riêng và tỉnh Hưng Yên nói chung.

 

< Hình ảnh chụp từ vệ tinh - 08/2010 >

Dự án do Công ty TNHH Dây và Cáp Điện Ngọc Khánh làm chủ đầu tư. Với tổng diện tích vào khoảng 4,5Ha Dự án bao gồm :

- Khu điều hành nhà sản xuất : 1.600m2

- Khu nhà nghỉ và ăn ca : 1.200m2

- Khu nhà xưởng sản xuất : 20.000m2

- Giao thông và cây xanh : 21.000m2

Hiện nay dự án đang tiến hành san lấp mặt bằng, dự kiến đến ngày 31/07/2010 sẽ kết thúc và chuyển sang giai đoạn tiến hành thi công xây dựng các hạng mục Nhà xưởng sản xuất, Nhà điều hành..

Dự kiến nhà máy mới được đưa vào sử dụng tại thời điểm Quý II năm 2012. Đưa tổng diện tích các nhà máy của Công ty TNHH Dây và Cáp Điện Ngọc Khánh lên 12Ha, bao gồm : Nhà máy dây cáp điện hạ thế PVC, Nhà máy dây và cáp điện Cao Su, Nhà máy dây điện ÔTÔ.

KINH TẾ XÃ HỘI
maincontent

Điện mặt trời có đủ sức "gánh" cả hệ thống?

Việc phát triển rất nhanh các dự án điện mặt trời trong khi nhu cầu dùng điện xuống thấp, khiến Bộ Công thương ngay trước Tết Nguyên đán 2021 đã phải phát đi văn bản hoả tốc trong vận hành và bảo đảm an toàn hệ thống điện.

Điện mặt trời đã chiếm 25% công suất đặt của toàn hệ thống điện

Tình huống cấp bách

Những ngày áp tết, Bộ Công thương đã phải phát đi văn bản hoả tốc gửi Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) về “một số vấn đề cấp bách trong vận hành và bảo đảm an toàn hệ thống điện”.

Trong đó, Bộ Công thương yêu cầu Trung tâm Điều độ hệ thống điện quốc gia (A0) dự báo và tính toán đảm bảo cân bằng giữa công suất phát và phụ tải tiêu thụ.

Đồng thời, thực hiện khẩn trương việc điều tiết giảm công suất phát các nguồn điện đang phát điện lên lưới theo các quy định hiện hành trong trường hợp có nguy cơ công suất phát điện lên hệ thống vượt quá công suất phụ tải, đảm bảo vận hành an toàn, không xảy ra sự cố.

Trung tâm Điều độ hệ thống điện quốc gia

Văn bản được phát đi trong bối cảnh hệ thống điện đứng trước tình huống nguy cơ dư thừa công suất phát lên hệ thống so với phụ tải tiêu thụ. Đây được đánh giá là tình huống nguy hiểm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến an toàn, an ninh của hệ thống điện vì có thể khiến tần số hệ thống điện tăng cao, thậm chí gây sự cố lan tràn trên toàn hệ thống điện quốc gia.

Theo số liệu mới nhất, tính đến hết ngày 31.12.2020, tổng công suất lắp đặt về điện mặt trời trên cả nước đã đạt khoảng 16.500 MW - chiếm khoảng 25% tổng công suất lắp đặt nguồn điện của hệ thống điện quốc gia. Trong đó, có khoảng 8.000 MW là điện mặt trời mái nhà và hơn 8.400 MW điện mặt trời trang trại lớn.

Trong khi đó, trên thực tế, tổng công suất phụ tải tiêu thụ điện toàn quốc vào giờ thấp điểm trưa các ngày trong dịp Tết Nguyên đán Tân Sửu đã tiếp tục xuống rất thấp. Số liệu của Trung tâm Điều độ hệ thống điện quốc gia (A0) cho biết chỉ còn ở mức khoảng 12.500 - 13.500 MW.

Một chuyên gia năng lượng nói vui rằng, với số liệu trên thì xét về mặt lý thuyết, nếu thời tiết thuận lợi, chỉ tính riêng các dự án điện mặt trời khi đạt hiệu suất cao thì đã đủ “cân” cả hệ thống. “Tất nhiên, đó là nói về lý thuyết thôi. Bởi hệ thống điện không cho phép huy động một tỷ lệ cao điện mặt trời, vốn vô cùng đỏng đảnh khi mà chỉ cần một đám mây đi qua, là cả hệ thống có thể sập”, vị này nói.

Chuyên gia điện mặt trời, ông Hà Đăng Sơn, Phó giám đốc Chương trình Năng lượng phát thải thấp Việt Nam, chia sẻ hồi tháng 8.2020, khi tham quan một nhà máy điện mặt trời ở miền Nam, ông đã chứng kiến chỉ trong 2 giờ đồng hồ, do trời đang nắng chuyển sang mưa nên tổng công suất phát điện của nhà máy đó bị tụt tận 90%.

Ông Sơn đặt giả thiết: Nếu cơ cấu điện mặt trời từ 10% tăng lên 30% trong vài năm nữa, thì điều gì sẽ xảy ra khi trời chuyển mưa trong… 2 ngày? “Khi ấy, toàn bộ hệ thống điện sẽ trở nên nguy hiểm, nếu không có các nguồn điện truyền thống dự phòng, thay thế ngay lập tức”, ông Sơn nói.

Vừa làm vừa ngóng "ông trời"

Tại quyết định phê duyệt kế hoạch cung cấp điện và vận hành hệ thống điện quốc gia năm 2021 được Bộ Công thương ban hành cuối năm 2020, tổng điện năng sản xuất và nhập khẩu của toàn quốc trong năm 2021 này là 262,4 tỉ kWh, gần như không tăng nếu đem so với kế hoạch của năm 2020 là 261,45 tỉ kWh.

Vậy nhưng, có một con số rất đáng chú ý là cơ cấu tỷ lệ nguồn phát đã thay đổi rất nhiều. Cụ thể, tổng sản lượng điện phát của các nguồn điện năng lượng tái tạo năm 2021 dự kiến đạt khoảng 23,4 tỉ kWh, chiếm tỷ trọng 8,9% tổng sản lượng điện phát và nhập khẩu của toàn hệ thống.

Trong khi đó, số liệu năm 2020 cho thấy, toàn bộ sản lượng điện phát từ điện mặt trời trên toàn quốc trong cả năm qua là 10,6 tỉ kWh, chiếm khoảng 4,3% tổng sản lượng huy động nguồn toàn hệ thống điện quốc gia. Nghĩa là, năm nay, lượng điện phát của năng lượng tái tạo cũng như tỷ trọng trong cơ cấu nguồn sẽ tăng gấp hơn 2 lần so với năm trước.

Ông Đoàn Công Đức, Giám đốc Công ty điện lực dầu khí Cà Mau (PVPower Cà Mau), đơn vị sở hữu 2 nhà máy điện với tổng công suất 1.500 MW, cho biết sự xuất hiện mạnh mẽ của nguồn điện năng lượng tái tạo, mà chủ yếu là điện mặt trời đã làm thay đổi đáng kể “lịch sinh hoạt” của 2 nhà máy của công ty.

Thay đổi ở chỗ, trước đây, việc chạy dầu (giá điện dầu cao gấp 2 - 3 lần điện than) cho các tổ máy chỉ được thực hiện vào giờ cao điểm, thì từ giữa năm 2020 trở đi, việc đổ dầu vào chạy đã trở thành công việc quen thuộc của nhà máy này để sẵn sàng dự phòng khi hệ thống đứng trước nguy cơ sụt giảm bởi điện mặt trời, điện gió đột chỉ vì một trận mưa.

“Khi đó, những nhà máy như Cà Mau phải ngay lập tức đảm đương phần thiếu hụt đó. Cho nên, hệ thống điện bây giờ… rất khác”, ông Đức nhìn nhận.

Lãnh đạo EVN thừa nhận, để đảm bảo cung cấp điện, hệ thống điện luôn cần phải duy trì sẵn sàng một số tổ máy phát điện truyền thống. “Nhất là vào giờ cao điểm tối, khoảng từ 17 giờ 30 - 18 giờ 30, là thời điểm mà nhu cầu tiêu thụ điện cao nhất trong ngày nhưng lúc này khả năng đáp ứng của hàng chục nghìn MW điện mặt trời hầu như không còn”. Tuy nhiên, việc khởi động một nhà máy điện than, điện khí chạy từ 0 lên 70 - 80% công suất không phải “nói là làm được ngay”. Vậy nên, nhiều nhà máy phải chạy cầm chừng các tổ máy.

Tại báo cáo kết quả phiên giải trình “thực trạng, giải pháp phát triển điện lực đến năm 2030 nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội” mới đây, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội đã nhận xét: trong hệ thống điện có tích hợp số lượng lớn các nguồn điện không ổn định như điện gió và điện năng lượng mặt trời cần phải xây dựng nguồn điện dự phòng lớn làm tăng chi phí đầu tư cho hệ thống.

Đó là chưa kể, giá điện từ nguồn năng lượng tái tạo hiện cao hơn so với nguồn điện truyền thống (nhiệt điện, thủy điện lớn,... ). Chi phí bù giá cho năng lượng tái tạo đang được hòa chung với chi phí của ngành điện, chưa tách rõ ràng trong hóa đơn tiền điện. Khi tỷ trọng năng lượng tái tạo tăng lên thì thành phần bù giá sẽ ngày càng tăng và ảnh hưởng lớn đến chi phí giá thành ngành điện.

"Không làm điện mặt trời theo phong trào"

Chính phủ cũng yêu cầu nghiên cứu, đề xuất các biện pháp quản lý có hiệu quả tốt nhất đối với nguồn năng lượng tái tạo, tuyệt đối không để xảy ra việc có sơ hở trong các cơ chế, chính sách; chỉ đạo xây dựng và thực hiện các biện pháp nhằm hạn chế tối đa việc cắt giảm nguồn điện năng lượng tái tạo đã đưa vào vận hành, hạn chế tối đa thiệt hại kinh tế của nhà đầu tư và lãng phí nguồn năng lượng tái tạo.

Hệ thống điện đã thay đổi rất nhiều với sự xuất hiện nhanh của các nguồn điện mặt trời.

 

Chỉ đạo cũng lưu ý “tuyệt đối không để xảy ra tình trạng phát triển ồ ạt điện mặt trời trên địa bàn theo phong trào”, thiếu sự kiểm soát gây quá tải lưới điện khu vực và hậu quả xấu sau này. UBND các tỉnh, TP trực thuộc T.Ư được giao phối hợp với Bộ Công thương, EVN trong công tác kiểm tra, thanh tra về phát triển điện mặt trời mái nhà tại địa phương, các công ty điện lực thời gian vừa qua; xử lý nghiêm trong phạm vi thẩm quyền các sai phạm nếu có.

KINH TẾ XÃ HỘI
maincontent

Đọc ngay nếu bạn bị tĩnh điện vào mùa đông

Lý giải vì sao bạn lại bị tĩnh điện vào mùa đông

Vào mùa đông, khi thời tiết giá lạnh và hanh khô, nhiều người thường lo sợ khi đột nhiên thấy giật điện tanh tách khi vô tình chạm vào nắm cửa, co kéo chăn, bật công tắc đèn, hoặc vô tình chạm vào đồ vật kim loại, thậm chí chạm vào nhau cũng "giật"...

Theo các chuyên gia, hiện tượng này có tên là hiện tượng tĩnh điện. Và việc bạn bị "giật điện" kia là vì bạn bị giật tĩnh điện.

Tĩnh điện là hiện tượng mất cân bằng điện tích trên bề mặt của một vật liệu. Điện tích sẽ được lưu giữ ở đó cho đến khi nó có thể truyền đi nơi khác thông qua một dòng điện hoặc sự phóng điện. Một điện tích tĩnh điện được tạo ra khi hai bề mặt tiếp xúc với nhau rồi tách ra, và ít nhất một trong các bề mặt này có điện trở suất cao.

Hiện tượng tĩnh điện xảy ra mạnh mẽ nhất vào mùa đông do một nguyên nhân vô cùng đơn giản, đó chính là độ ẩm trong không khí. Vào mùa đông, thời tiết hanh khô, độ ẩm thấp nên rất dễ xảy ra hiện tượng này. Cơ thể người hay động thực vật cũng là một bộ máy điện hóa đặc biệt. Chính vì vậy mà mọi tế bào đều có thể là một cỗ máy sản sinh điện năng siêu nhỏ. Ở người vào mùa đông khi xảy ra sự mất cân bằng điện tích trong lúc mặc, kéo giãn quần áo hoặc nhiều các hành động cọ xát khác.

Những ảnh hưởng của tĩnh điện rất quen thuộc với cuộc sống thường ngày vì hầu hết mọi người đều có thể cảm thấy, nghe thấy và nhìn thấy các tia lửa điện khi một điện tích thừa bị trung hòa khi ở gần một vật dẫn lớn (ví dụ như dây nối đất).

Con người có thể cảm nhận thấy sự mất cân bằng điện tích trong lúc mặc hoặc co kéo quần áo, chải đầu bằng lược nhựa, hoặc một số hành động cọ xát khác.

Cơ thể người còn là một bộ máy điện hóa rất đặc biệt, nên có thể tạo ra một lượng điện năng siêu nhỏ, đủ gây cảm giác hơi tê tê khi vô tình ma sát với một vật nào đó. Đó cũng là lý do vì sao khi bạn vô tình chạm tay vào nắm cửa bằng kinh loại, điện tích âm trên cơ thể sẽ tiếp tục tăng lên cho đến khi đủ sản sinh ra lượng điện yếu cho phép tích điện giữa bàn tay và tay nắm cửa đột ngột lóe tia lửa, cảm giác hơi tê tay.

Tóc cũng dễ sinh ra tĩnh điện, dựng ngược lên khi thời tiết hanh khô, thiếu độ ẩm vào mùa đông. Bạn có thể thấy vào mùa đông, mỗi lần bỏ mũ hoặc cởi áo len, áo khoác ra, sẽ thấy những tiếng nổ tanh tách, hay tóc sẽ dựng đứng lên.

Nguyên nhân là do tóc có cấu tạo giống như móng tay, nên khi bị hư tổn, tóc không có khả năng duy trì độ ẩm và tự phục hồi. Vì vậy, khi độ ẩm của tóc mất đi do điều kiện khô hanh, sẽ khiến cho tóc dễ sinh ra tĩnh điện, hoặc ma sát với lược chải, quần áo len…

Hiện tượng tĩnh điện vào mùa đông: Làm sao để phòng tránh?

Tăng độ ẩm trong không khí

Tĩnh điện thường xảy ra vào lúc trời lạnh khi không khí rất khô. Nếu nguyên nhân chính là độ ẩm trong không khí thấp, thì hãy gia tăng độ ẩm trong không khí xung quanh bạn.

Theo giới nghiên cứu, nước là một chất dẫn điện tốt. Độ ẩm trong không khí sẽ giúp đưa các electron di chuyển ra khỏi cơ thể con người trước khi chúng tích tụ lại quá nhiều, gây nên hiện tượng tĩnh điện.

Bạn nên đặt một máy tạo độ ẩm trong nhà vào mùa đông. Độ ẩm cao, hơi nước trong không khí sẽ giúp giảm bớt điện tích dư, nên sự "phóng điện" sẽ trở nên khó hơn. Nhờ vậy, hiện tượng tĩnh điện gần như sẽ không thể xảy ra.

Mặc dù thông thường không gây ra bất cứ vấn đề sức khỏe đáng lo ngại nào nhưng tĩnh điện có thể gây phiền toái, thậm chí nguy hiểm. Năng lượng làm tóc bạn dựng đứng cũng có thể làm hỏng đồ điện tử, gây cháy nổ. Tất nhiên điều này cực kỳ hiếm gặp trong cuộc sống nhưng không loại trừ hết được nguy cơ nên mọi người cần hết sức cẩn trọng.

Không đi giày dép bằng chất liệu cao su

Vì cao su là chất cách điện mạnh, làm tăng khả năng gây tĩnh điện khi vô tình đi qua tấm thảm bằng len, nilon…

Đi chân trần sẽ giảm tĩnh điện hút vào cơ thể. Nếu không có tĩnh điện trên cơ thể thì sẽ không có tĩnh điện trên quần áo nên hãy đi chân trần quanh nhà nếu bạn sắp phải mặc một bộ trang phục nào đó. Điều này sẽ giúp giảm thiểu sự tĩnh điện, nổ tanh tách khi có sự ma sát giữa người, vật.

Chú ý khi chọn chất liệu quần áo

Những đồ có chất liệu sợi tổng hợp như polyester, nylon có thể dễ dẫn tới tĩnh điện rất tốt. Chất liệu vải làm từ sợi tự nhiên sẽ dễ dàng giữ được độ ẩm, nhờ đó, hạn chế được tình trạng có quá nhiều electron di chuyển xung quanh váy áo. Nếu bạn muốn tránh tình trạng tĩnh điện làm quần áo dính vào người thì bạn nên chọn mua trang phục từ sợi tự nhiên.

Xoa kem dưỡng ẩm thường xuyên

Việc chăm sóc làn da, đặc biệt là thoa kem dưỡng cho tay sẽ giúp tay giữ được độ ẩm thích hợp. Duy trì và tăng cường độ ẩm cho làn da là cách tuyệt vời để tránh gây tĩnh điện trong điều kiện thời tiết hanh khô.

Sử dụng giấy dryer sheet

Đây là loại giấy gần giống như giấy ăn, nhưng mỏng hơn và thường được dùng trong quá trình sấy khô quần áo. Dryer sheet có nhiều tác dụng như làm mềm sợi vải, giúp cân bằng điện tích trong quá trình sấy khô quần áo, và ngăn chặn sự tích tụ điện tích truyền vào cơ thể.

Chia tay với lược chải tóc bằng nhựa

Lược nhựa sẽ làm tình trạng tĩnh điện trở nên nghiêm trọng hơn so với lược gỗ, sẽ khiến tóc bạn tích điện và da đầu sẽ hứng chịu những kích thích không có lợi. Vì vậy, khi bạn phải đối mặt với vấn đề tĩch điện trong tóc của bạn, hãy sử dụng một chiếc lược bằng gỗ hoặc lược á sừng.

Chạm vào kim loại trên mặt đất

Bất kỳ vật dụng bằng kim loại nào có tiếp xúc trực tiếp với mặt đất đều sẽ nhanh chóng làm mất tĩnh điện. Tuy nhiên, bạn nên tránh chạm vào kim loại không nằm trên mặt đất, chẳng hạn như tay nắm cửa. Bạn sẽ bị giật tĩnh điện và đôi khi còn cảm thấy rất đau. Hàng rào kim loại là thích hợp khi bạn muốn tìm đồ dùng kim loại có tiếp xúc với mặt đất.

---

Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Công ty Cổ phần Đông Giang

Nhà máy sản xuất: KCN Phố Nối A, Trưng Trắc, Văn Lâm, Hưng Yên

VPGD: Tòa nhà NK Group, số 37 Nguyễn Sơn, Ngọc Lâm, Long Biên, Hà Nội

Điện thoại: 02438271389/ Hotline: 0973318335

Email: goldcup@donggiang.vn

Website: http://goldcup.com.vn

KINH TẾ XÃ HỘI
maincontent

Thợ điện miền Bắc túc trực đảm bảo điện trong băng giá

Miền Bắc đang trải qua những ngày rét đậm, rét hại, nhiệt độ xuống mức thấp nhất kể từ đầu năm. Tại các vùng núi cao phía Bắc như Lạng Sơn, Cao Bằng, Quảng Ninh..., đã xuất hiện băng tuyết. Trong cái rét cắt da, cắt thịt, những người thợ điện của Tổng công ty Điện lực miền Bắc (EVNNPC) vẫn dầm mình trong băng tuyết, đảm bảo cấp điện an toàn, tin cậy cho người dân.

Một trạm biến áp ở huyện Lộc Bình (Lạng Sơn) bị băng tuyết phủ trắng xóa.

Đường dây điện và ngọn cây trên nhiều vùng núi cao bị băng giá bao phủ.

Điều kiện thời tiết khắc nghiệt này không chỉ gây ảnh hưởng đến con người, cây trồng, vật nuôi trong khu vực mà cũng làm gia tăng áp lực lên công tác quản lý vận hành lưới điện khi nhiều đường dây điện và trạm biến áp đã bị băng tuyết bao phủ, đóng dày.

Đối với những công nhân ngành điện, những người thợ điện vùng cao, điều kiện thời tiết khắc nghiệt này càng gia tăng áp lực lên công tác quản lý vận hành để đảm bảo lưới điện ổn định, an toàn, liên tục, đặc biệt nhu cầu sử dụng điện tăng đột biến do dùng máy sưởi, điều hòa và các thiết bị sinh nhiệt khác trong những ngày giá rét này.

Một số khu vực miền núi đã xuất hiện băng tuyết, gây khó khăn cho công kiểm tra, đảm bảo vận hành lưới điện.

Tại một số khu vực vùng núi cao thuộc các tỉnh miền núi phía Bắc như Sapa, Bát Xát (Lào Cai), Nguyên Bình (Cao Bằng), Mèo Vạc (Hà Giang), Mẫu Sơn - Lộc Bình (Lạng Sơn), Yên Tử (Quảng Ninh),….nhiệt độ xuống dưới âm độ C nên xảy ra hiện tượng đóng băng, sương muối trên một số trạm biến áp và đường dây điện ở khu vực Phia Oắc, xã Thành Công, huyện Nguyên Bình, (Cao Bằng) hay Mẫu Sơn, huyện Lộc Bình, (Lạng Sơn), công nhân các điện lực tại địa bàn đã được huy động đang căng mình dưới cái giá lạnh âm để cào, gõ băng tuyết bám trên dây, thiết bị điện, đảm bảo lưới điện không bị ngắt mạch do băng tuyết đóng dày, phát hiện sự cố kịp thời nhằm chủ động các giải pháp đảm bảo quản lý vận hành lưới điện an toàn, hiệu quả.

Người công nhân đang gõ rụng hết những tảng băng tuyết bám vào quả sứ mắc dây điện.

Thời điểm từ nay đến Tết nguyên đán không xa, với nhiệm vụ phải đảm bảo cung  ứng điện an toàn, ổn định, chủ động mọi phương án khắc phục sự cố nếu có, Tổng công ty Điện lực miền Bắc cho biết sẽ nỗ lực và chủ động trong việc quản lý, cung ứng điện trên địa  bàn 27 tỉnh miền Bắc, đảm bảo điện phục vụ các sự kiện, hoạt động và sinh hoạt của nhân dân miền  Bắc. Với phương châm 4 tại chỗ, công tác phòng chống thiên tai của EVNNPC sẽ được tổ chức an toàn, hiệu quả để đáp ứng yêu cầu cung cấp điện cho hơn 10 triệu khách hàng đón Tết Tân Sửu ấm áp, hạnh phúc. 

Theo VOV

---

Thông tin liên hệ:

Công ty Dây & Cáp điện Ngọc Khánh - Đông Giang

Nhà máy sản xuất: KCN Phố Nối A, Trưng Trắc, Văn Lâm, Hưng Yên

VPGD: Tòa nhà NK Group, số 37 Nguyễn Sơn, Ngọc Lâm, Long Biên, Hà Nội

Điện thoại: 02438271389/ Hotline: 0973318335

Email: goldcup@donggiang.vn

Website: http://goldcup.com.vn

KINH TẾ XÃ HỘI
maincontent

SỬ DỤNG ĐIỀU HÒA ĐÚNG CÁCH ĐỂ TIẾT KIỆM HÓA ĐƠN ĐIỆN MÙA HÈ

Nghiên cứu cho thấy tại Việt Nam, điều hòa chiếm từ 28 đến 64% (tính trung bình là 40%) so với tổng điện năng tiêu thụ trong một hộ gia đình. Vào mùa nắng nóng, do sử dụng điều hòa liên tục, lượng điện năng tiêu thụ sẽ tăng trung bình khoảng 50%.

Trời càng nóng, sử dụng điều hòa càng nhiều

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, mùa hè sẽ đến sớm và nắng nóng gay gắt hơn trung bình nhiều năm, điều này sẽ làm nhu cầu sử dụng các thiết bị làm mát tăng cao dẫn đến sản lượng điện tăng đột biến.

“Khi nhiệt độ ngoài trời tăng 1 độ C thì tiêu thụ điện của điều hòa tăng 2 - 3%. Cùng đó, thói quen trời càng nóng, cài nhiệt độ điều hòa càng thấp của nhiều người sử dụng cũng vô tình gây tốn thêm điện. Nếu nhiệt độ cài đặt của điều hòa trong phòng để thấp xuống 1 độ, tiêu thụ điện năng của điều hòa cũng tăng lên 1,5 - 3%”.

Sử dụng điều hòa đúng cách để tiết kiệm hóa đơn điện mùa hè

Để tiết kiệm điện, người dùng cần để mức nhiệt độ tốt nhất là từ 26 đến 28 độ C. Việc để nhiệt độ thấp không khiến điều hòa làm lạnh nhanh hơn mà chỉ khiến tốn điện, hại máy và không đảm bảo sức khỏe. Trong trường hợp chưa đủ mát, người dùng có thể bật thêm quạt gió kết hợp, sẽ giúp tiết kiệm điện khoảng 2 đến 3% điện năng so với việc bật điều hòa ở mức nhiệt thấp hơn

Cùng với đó, việc không thường xuyên vệ sinh điều hòa cũng là nguyên nhân gây lãng phí điện năng. Sau một thời gian sử dụng, các lưới lọc gió và hốc đẩy gió lạnh thường bị bẩn, thậm chí rêu mốc khiến máy lạnh hoạt động kém hiệu quả, tốn điện gây hại sức khỏe. Điều hòa sau thời gian dài sử dụng, cả giàn nóng và giàn lạnh đều có các lá tản nhiệt bị mềm, trong khi gas lạnh có thể bị hao hụt, dầu máy bị bẩn cũng như các chi tiết cơ khí bị mài mòn. Hiệu quả làm lạnh có thể bị giảm tới 10 đến 15%. Việc bảo trì vệ sinh đúng cách sẽ giúp kéo dài tuổi thọ điều hòa.

Việc sử dụng sản phẩm dây điện không rõ nguồn gốc, xuất xứ, chất lượng kém có thể gây mất an toàn cũng như hao tốn không ít điện năng. Năng lượng như một dòng chảy dẫn từ nguồn qua hệ thống truyền dẫn đến các thiết bị sử dụng, nếu dòng chảy gặp điện trở lớn hoặc bị rò điện, tổn hao sẽ nhiều và hiệu quả sử dụng sẽ giảm.

Lựa chọn sản phẩm Dây & Cáp điện GOLDCUP chất lượng cao đảm bảo an toàn và hiệu quả tiết kiệm điện khi sử dụng những thiết bị có công suất lớn.

---

Thông tin liên hệ:

Công ty Dây & Cáp điện Ngọc Khánh - Đông Giang

Nhà máy sản xuất: KCN Phố Nối A, Trưng Trắc, Văn Lâm, Hưng Yên

VPGD: Tòa nhà NK Group, số 37 Nguyễn Sơn, Ngọc Lâm, Long Biên, Hà Nội

Điện thoại: 02438271389/ Hotline: 0973318335

Email: goldcup@donggiang.vn

Fanpage: https://www.facebook.com/goldcup.com.vn

Website: http://goldcup.com.vn

KINH TẾ XÃ HỘI
maincontent

Xuất khẩu dây điện và cáp điện 10 tháng đầu năm tăng 33% kim ngạch

     

     Theo tính toán từ số liệu thống kê mới nhất của Tổng cục Hải quan, nhóm hàng dây điện và cáp điện xuất khẩu ra thị trường nước ngoài trong 10 tháng đầu năm 2017 tăng mạnh trên 33% về kim ngạch so với cùng kỳ năm ngoái, thu về gần 1,1 tỷ USD; trong đó riêng tháng 10/2017 xuất khẩu đạt 152,39 triệu USD (tăng 8,8% so với tháng 9/2017 và cũng tăng 12,2% so với cùng tháng năm 2016).

     Riêng 3 thị trường: Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc đã chiếm tới 65% trong tổng kim ngạch xuất khẩu dây điện và cáp điện của Việt Nam, đạt kim ngạch gần 711,46 triệu USD.

     Trung Quốc là thị trường lớn nhất tiêu thụ các loại dây điện và cáp điện của Việt Nam, chiếm 34,8% trong tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này của cả nước, kim ngạch đạt 381,51 triệu USD trong 10 tháng đầu năm, tăng mạnh 56% so với cùng kỳ năm ngoái.

     Thị trường tiêu thụ lớn thứ 2 nhóm hàng này của nước ta là Nhật Bản, chiếm 21% tổng kim ngạch, đạt 229,35 triệu USD; Hàn Quốc đứng thứ 3 thị trường, chiếm 9,2%, đạt 100,61 triệu USD.

     Dây điện và cáp điện xuất khẩu sang các nước Đông Nam Á nói chung chiếm 14,2% trong tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này của cả nước, đạt 155,37 triệu USD,  tăng 12,6% so với cùng kỳ.

     Thị trường EU chỉ chiếm 0,8% trong tổng kim ngạch xuất khẩu dây điện và cáp điện của Việt Nam, với kim ngạch đạt 8,83 triệu USD, nhưng so với cùng kỳ năm ngoái thì đạt mức tăng trưởng rất mạnh trên 205% về  kim ngạch.

     Trong 10 tháng đầu năm nay, thị trường Anh nổi bật lên với tăng đột biến trên 500% về kim ngạch so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 6,35 triệu USD.

     Bên cạnh đó, một số thị trường cũng đáng được quan tâm như: thị trường Malaysia với mức tăng trên 93% kim ngạch, đạt 10,61 triệu USD; xuất sang Đài Loan cũng tăng mạnh trên 62%, đạt 4,02 triệu USD; xuất sang Thái Lan tăng trên 63,5%, đạt 34,35 triệu USD; xuất sang Hàn Quốc tăng 40%, đạt 100,61 triệu USD.    

Thị trường xuất khẩu dây điện và cáp điện 10 tháng đầu năm 2017

Tên thị trường

T10/2017

(%)T10/2017 so với T9/2017

10T/2017

(%)10T/2017 so với cùng kỳ

Tổng kim ngạch

152.391.621

8,8

1.095.759.479

33,13

Trung Quốc

65.103.613

17,52

381.508.283

55,88

Nhật Bản

26.477.224

12,69

229.346.171

26,45

Hàn Quốc

12.159.385

13,08

100.606.786

39,91

Mỹ

7.859.216

7,64

65.290.104

16,53

Hồng Kông

4.080.602

3,54

40.647.007

-11,34

Thái Lan

4.175.993

27,39

34.345.267

63,47

Singapore

3.899.261

-5,36

32.755.488

22,14

Campuchia

4.290.064

35,62

28.295.461

0,82

Philippines

2.470.322

-35,33

26.510.889

12,76

Indonesia

1.456.433

-46,75

15.590.193

-39,77

Malaysia

1.140.643

-9,73

10.608.328

93,24

Lào

486.358

-14,81

7.263.380

0,58

Anh

1.574.262

-9,52

6.353.274

500,28

Đài Loan

411.039

30,29

4.020.590

62,21

Australia

346.570

-44,97

3.181.726

-19,9

Pháp

181.392

-58,24

2.478.852

35,11

                                                                                               Theo Vinanet.vn

KINH TẾ XÃ HỘI
maincontent

Xuất khẩu dây điện và cáp điện tăng đột biến

     Sản phẩm dây điện và cáp điện được đánh giá là một trong những nhóm ngành hàng đóng góp không nhỏ vào giá trị sản xuất công nghiệp của Việt Nam.

     Việt Nam có trên 200 doanh nghiệp tham gia sản xuất và xuất khẩu dây điện và cáp điện, trong đó có nhiều công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài hoặc liên doanh với nước ngoài để đầu tư sản xuất, xuất khẩu mặt hàng này với quy mô lớn và có dây chuyền công nghệ hiện đại.

     Nhóm hàng dây điện và cáp điện xuất khẩu ra thị trường nước ngoài trong 8 tháng đầu năm 2017 tăng mạnh trên 41% về kim ngạch so với cùng kỳ năm ngoái, thu về 805,12 triệu USD; trong đó riêng tháng 8/2017 xuất khẩu đạt 124,29 triệu USD (tăng 10,7% so với tháng 7/2017) - theo số liệu thống kê mới nhất của Tổng cục Hải quan.

     Ba thị trường gồm: Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc đang dẫn đầu về nhập khẩu dây điện và cáp điện của Việt Nam, với kim ngạch đạt gần 520 triệu USD.

     Xuất khẩu dây điện và cáp điện sang thị trường Trung Quốc đạt mức tăng rất mạnh 136% về kim ngạch so với cùng kỳ năm ngoái, đưa Trung Quốc lên vị trí hàng đầu về tiêu thụ các loại dây điện và cáp điện của Việt Nam, với kim ngạch đạt 262,5 triệu USD, chiếm 32,6% trong tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này của cả nước.

     Nhật Bản – thị trường lớn thứ 2 về tiêu thụ nhóm hàng này của nước ta, chiếm 22,3% tổng kim ngạch, đạt 179,62 triệu USD; Hàn Quốc đứng thứ 3 thị trường, chiếm 9,7%, đạt 77,72 triệu USD.

     Dây điện và cáp điện xuất khẩu sang các nước Đông Nam Á nói chung chiếm 14,7% trong tổng kim ngạch, đạt 118,67 triệu USD, tăng 9,9% so với cùng kỳ.

     Xuất khẩu nhóm hàng này sang thị trường EU nổi bật lên với mức tăng trưởng mạnh gần 104% so với cùng kỳ năm ngoái, mặc dù chỉ đạt 4,9 triệu USD, chiếm 0,6% trong tổng kim ngạch.

Thị trường xuất khẩu dây điện và cáp điện 8 tháng đầu năm 2017

     Thị trường Anh được đặc biệt chú ý trong xuất khẩu dây điện và cáp điện. Riêng trong tháng 8, xuất khẩu sang Anh tăng đột biến trên 20 lần so với tháng liền trước đó và cũng tăng 24 lần so với tháng 8/2016 (đạt 2,08 triệu USD); đưa tổng kim ngạch xuất khẩu 8 tháng đầu năm 2017 lên 3,04 triệu USD, tăng mạnh 2,7 lần (tức tăng 265% so với cùng kỳ năm ngoái).

     Bên cạnh đó, thị trường cũng đáng được quan tâm là thị trường Malaysia với mức tăng trên 87% kim ngạch, đạt 8,2 triệu USD; xuất sang Đài Loan cũng tăng rất mạnh trên 81%, đạt 3,29 triệu USD; xuất sang Thái Lan tăng trên 63,5%, đạt 26,9 triệu USD; xuất sang Hàn Quốc tăng 37%, đạt 77,72 triệu USD.

Theo Cafef.vn

 

KINH TẾ XÃ HỘI
maincontent

03 thị trường chủ lực xuất khẩu dây, cáp điện của Việt Nam

     Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu dây điện và cáp điện của Việt Nam sang các thị trường trong tháng 6/2016 đạt trị giá 68,5 triệu USD, tăng 4,9% so với tháng 5/2016. Tổng kim ngạch xuất khẩu trong 6 tháng đầu năm 2016 đạt 422 triệu USD, tăng  4,7% so với cùng kỳ năm 2015.

     Sản phẩm dây điện và cáp điện được đánh giá là một trong những nhóm ngành hàng đóng góp không nhỏ vào giá trị sản xuất công nghiệp của Việt Nam. Việt Nam có trên 200 doanh nghiệp tham gia sản xuất và xuất khẩu dây điện và cáp điện, trong đó có nhiều công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài hoặc liên doanh với nước ngoài để đầu tư sản xuất, xuất khẩu mặt hàng này với quy mô lớn và có dây chuyền công nghệ hiện đại.

     Số liệu thống kê cho thấy, từ đầu năm tới nay, 3 thị trường gồm: Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc đang dẫn đầu về nhập khẩu dây điện và cáp điện của Việt Nam, với kim ngạch đạt hơn 230 triệu USD.

     Trong đó, riêng xuất khẩu sang Nhật Bản đạt 104 triệu USD, chiếm 24,9% tổng kim ngạch xuất khẩu, tăng 14,3% so với cùng kỳ.

     Xuất khẩu sang Trung Quốc đạt 84 triệu USD, tăng nhẹ 1,2%, chiếm 20,1% tổng kim ngạch xuất khẩu. Có mức tăng cao nhất trong nửa đầu năm nay là Hàn Quốc, lại tăng 21%, trị giá gần 42 triệu USD.

     Thị trường xuất khẩu lớn thứ 4 là Hoa Kỳ, với giá trị xuất khẩu đạt 31,6 triệu USD, tăng 6,1%.

Theo Baocongthuong.com.vn

KINH TẾ XÃ HỘI
maincontent

Việt Nam xuất siêu sang thị trường Anh

     Theo tính toán số liệu thống kê từ TCHQ Việt Nam, thương mại giữa Việt Nam và Anh 10 tháng đầu năm nay đạt gần 5 tỷ USD, trong đó xuất khẩu đạt 4,2 tỷ USD, tăng 9,6% và nhập khẩu 582,6 triệu USD, giảm 3,6% so với cùng kỳ năm 2016. Như vậy, 10 tháng đầu năm nay Việt Nam đã xuất siêu sang thị trường Anh 3,8 tỷ USD.
     Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Anh chủ yếu các nhóm hàng công nghiệp, trong đó điện thoại và linh kiện, dệt may, giày dép – đây là ba mặt hàng chủ lực – chiếm 63,5% tổng kim ngạch. Dẫn đầu kim ngạch là nhóm hàng điện thoại các loại và linh kiện, 1,6 tỷ USD, tăng 6,82%, đứng thứ hai là dệt may đạt 588 triệu USD, nhưng so với cùng kỳ lại giảm nhẹ, giảm 0,23%, kế đến là giày dép đạt 571 triệu USD, tăng 12,25%.
     Ngoài ba mặt hàng chính kể trên, thì xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ, thủy sản, máy vi tính & linh kiện, hạt điều và máy móc thiết bị phụ tùng là những mặt hàng đạt kim ngạch trên 100 triệu USD.
     Nhìn chung, 10 tháng đầu năm nay kim ngạch xuất khẩu của các nhóm hàng xuất sang thị trường Anh đều có tốc độ tăng trưởng, chiếm 64,2% và ngược lại nhóm hàng với kim ngạch suy giảm chiếm 35,7%.
     Đặc biệt trong 10 tháng đầu năm nay nhóm hàng sắt thép gia tăng xuất khẩu sang thị trường Anh mặc dù giá xuất giảm 63,56% còn 687,25 USD/tấn, với lượng 75,5 nghìn tấn, trị giá 51,9 triệu USD, tăng gấp hơn 44,5 lần về lượng và gấp hơn 14,9 lần về trị giá so với cùng kỳ 2016.
     Ngoài nhóm hàng sắt thép thì xuất khẩu dây điện và dây cáp điện, máy móc thiết bị dụng cụ phụ tùng cũng có tốc độ tăng trưởng khá trên 100%, cụ thể dây điện và dây cáp điện tăng 500,28% đạt 6,3 triệu USD và máy móc thiết bị dụng cụ phụ tùng tăng 106,31%.
      Bên cạnh những nhóm hàng có tốc độ xuất khẩu tăng trưởng thì những nhóm hàng với kim ngạch suy giảm mạnh như: hàng rau quả giảm 29,97%; bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc giảm 11,16%.

     Ngược lại Việt Nam nhập khẩu từ thị trường Anh máy móc thiết bị phụ tùng, dược phẩm, ô tô nguyên chiếc các loại….

Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu sang thị trường Anh 10 tháng 2017
 

Mặt hàng

T10/2017 (USD)

So với tháng 9/2017 (%)

10 tháng 2017 (USD)

So sánh cùng kỳ 2016 (%)

TỔNG

508.976.712

0,47

4.388.481.345

9,6

Điện thoại các loại và linh kiện

194.663.667

-11,01

1.629.164.367

6,82

Hàng dệt, may

49.279.859

-15,44

588.007.101

-0,23

Giày dép các loại

58.270.945

4,96

571.088.352

12,25

Gỗ và sản phẩm gỗ

25.331.326

14,79

235.923.687

-7,95

Hàng thủy sản

40.931.916

38,2

233.027.025

35,05

Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện

36.770.774

115,81

202.902.346

-10,99

Hạt điều

13.900.973

11,02

131.163.136

24,23

Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác

14.355.585

5,89

110.836.289

106,31

Sản phẩm từ chất dẻo

9.066.542

1,68

83.498.031

11,49

Túi xách, ví,vali, mũ và ô dù

6.579.814

-11,34

67.727.697

22,18

Đồ chơi, dụng cụ thể thao và bộ phận

6.829.469

-32,72

64.173.603

49,15

Cà phê

3.482.628

-55,53

62.223.463

-10,85

Sắt thép các loại

9.498.190

-13,67

51.939.458

1.594,77

Sản phẩm từ sắt thép

3.017.709

2,06

29.998.276

-10,92

Hạt tiêu

1.712.219

-3,24

24.485.587

-10,75

Kim loại thường khác và sản phẩm

1.837.408

-38,78

23.460.777

45,42

Phương tiện vận tải và phụ tùng

2.676.947

27,14

21.889.037

-16,84

Sản phẩm gốm, sứ

1.809.996

74,46

20.965.756

11,19

Bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc

1.800.427

37

14.297.140

-11,16

Nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày

2.049.076

22,72

13.862.288

10,72

Xơ, sợi dệt các loại

1.037.784

-4,69

12.234.829

-17,86

Sản phẩm từ cao su

1.241.091

23,73

10.503.671

36,9

Sản phẩm mây, tre, cói và thảm

970.163

61,25

8.405.641

13,41

Dây điện và dây cáp điện

1.574.262

-9,52

6.353.274

500,28

Hàng rau quả

526.379

20,52

5.301.249

-29,97

Cao su

232.243

70,47

2.424.405

27,94

Đá quý, kim loại quý và sản phẩm

296.682

6,58

2.112.810

43,47

Giấy và các sản phẩm từ giấy

239.872

58,92

1.605.471

-10,64

(tính toán số liệu từ TCHQ)
Theo Vinanet.vn
KINH TẾ XÃ HỘI
maincontent

Điện mặt trời có đủ sức "gánh" cả hệ thống?

Điện mặt trời đã chiếm 25% công suất đặt của toàn hệ thống điện

Tình huống cấp bách

Những ngày áp tết, Bộ Công thương đã phải phát đi văn bản hoả tốc gửi Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) về “một số vấn đề cấp bách trong vận hành và bảo đảm an toàn hệ thống điện”.

Trong đó, Bộ Công thương yêu cầu Trung tâm Điều độ hệ thống điện quốc gia (A0) dự báo và tính toán đảm bảo cân bằng giữa công suất phát và phụ tải tiêu thụ.

Đồng thời, thực hiện khẩn trương việc điều tiết giảm công suất phát các nguồn điện đang phát điện lên lưới theo các quy định hiện hành trong trường hợp có nguy cơ công suất phát điện lên hệ thống vượt quá công suất phụ tải, đảm bảo vận hành an toàn, không xảy ra sự cố.

Trung tâm Điều độ hệ thống điện quốc gia

Văn bản được phát đi trong bối cảnh hệ thống điện đứng trước tình huống nguy cơ dư thừa công suất phát lên hệ thống so với phụ tải tiêu thụ. Đây được đánh giá là tình huống nguy hiểm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến an toàn, an ninh của hệ thống điện vì có thể khiến tần số hệ thống điện tăng cao, thậm chí gây sự cố lan tràn trên toàn hệ thống điện quốc gia.

Theo số liệu mới nhất, tính đến hết ngày 31.12.2020, tổng công suất lắp đặt về điện mặt trời trên cả nước đã đạt khoảng 16.500 MW - chiếm khoảng 25% tổng công suất lắp đặt nguồn điện của hệ thống điện quốc gia. Trong đó, có khoảng 8.000 MW là điện mặt trời mái nhà và hơn 8.400 MW điện mặt trời trang trại lớn.

Trong khi đó, trên thực tế, tổng công suất phụ tải tiêu thụ điện toàn quốc vào giờ thấp điểm trưa các ngày trong dịp Tết Nguyên đán Tân Sửu đã tiếp tục xuống rất thấp. Số liệu của Trung tâm Điều độ hệ thống điện quốc gia (A0) cho biết chỉ còn ở mức khoảng 12.500 - 13.500 MW.

Một chuyên gia năng lượng nói vui rằng, với số liệu trên thì xét về mặt lý thuyết, nếu thời tiết thuận lợi, chỉ tính riêng các dự án điện mặt trời khi đạt hiệu suất cao thì đã đủ “cân” cả hệ thống. “Tất nhiên, đó là nói về lý thuyết thôi. Bởi hệ thống điện không cho phép huy động một tỷ lệ cao điện mặt trời, vốn vô cùng đỏng đảnh khi mà chỉ cần một đám mây đi qua, là cả hệ thống có thể sập”, vị này nói.

Chuyên gia điện mặt trời, ông Hà Đăng Sơn, Phó giám đốc Chương trình Năng lượng phát thải thấp Việt Nam, chia sẻ hồi tháng 8.2020, khi tham quan một nhà máy điện mặt trời ở miền Nam, ông đã chứng kiến chỉ trong 2 giờ đồng hồ, do trời đang nắng chuyển sang mưa nên tổng công suất phát điện của nhà máy đó bị tụt tận 90%.

Ông Sơn đặt giả thiết: Nếu cơ cấu điện mặt trời từ 10% tăng lên 30% trong vài năm nữa, thì điều gì sẽ xảy ra khi trời chuyển mưa trong… 2 ngày? “Khi ấy, toàn bộ hệ thống điện sẽ trở nên nguy hiểm, nếu không có các nguồn điện truyền thống dự phòng, thay thế ngay lập tức”, ông Sơn nói.

Vừa làm vừa ngóng "ông trời"

Tại quyết định phê duyệt kế hoạch cung cấp điện và vận hành hệ thống điện quốc gia năm 2021 được Bộ Công thương ban hành cuối năm 2020, tổng điện năng sản xuất và nhập khẩu của toàn quốc trong năm 2021 này là 262,4 tỉ kWh, gần như không tăng nếu đem so với kế hoạch của năm 2020 là 261,45 tỉ kWh.

Vậy nhưng, có một con số rất đáng chú ý là cơ cấu tỷ lệ nguồn phát đã thay đổi rất nhiều. Cụ thể, tổng sản lượng điện phát của các nguồn điện năng lượng tái tạo năm 2021 dự kiến đạt khoảng 23,4 tỉ kWh, chiếm tỷ trọng 8,9% tổng sản lượng điện phát và nhập khẩu của toàn hệ thống.

Trong khi đó, số liệu năm 2020 cho thấy, toàn bộ sản lượng điện phát từ điện mặt trời trên toàn quốc trong cả năm qua là 10,6 tỉ kWh, chiếm khoảng 4,3% tổng sản lượng huy động nguồn toàn hệ thống điện quốc gia. Nghĩa là, năm nay, lượng điện phát của năng lượng tái tạo cũng như tỷ trọng trong cơ cấu nguồn sẽ tăng gấp hơn 2 lần so với năm trước.

Ông Đoàn Công Đức, Giám đốc Công ty điện lực dầu khí Cà Mau (PVPower Cà Mau), đơn vị sở hữu 2 nhà máy điện với tổng công suất 1.500 MW, cho biết sự xuất hiện mạnh mẽ của nguồn điện năng lượng tái tạo, mà chủ yếu là điện mặt trời đã làm thay đổi đáng kể “lịch sinh hoạt” của 2 nhà máy của công ty.

Thay đổi ở chỗ, trước đây, việc chạy dầu (giá điện dầu cao gấp 2 - 3 lần điện than) cho các tổ máy chỉ được thực hiện vào giờ cao điểm, thì từ giữa năm 2020 trở đi, việc đổ dầu vào chạy đã trở thành công việc quen thuộc của nhà máy này để sẵn sàng dự phòng khi hệ thống đứng trước nguy cơ sụt giảm bởi điện mặt trời, điện gió đột chỉ vì một trận mưa.

“Khi đó, những nhà máy như Cà Mau phải ngay lập tức đảm đương phần thiếu hụt đó. Cho nên, hệ thống điện bây giờ… rất khác”, ông Đức nhìn nhận.

Lãnh đạo EVN thừa nhận, để đảm bảo cung cấp điện, hệ thống điện luôn cần phải duy trì sẵn sàng một số tổ máy phát điện truyền thống. “Nhất là vào giờ cao điểm tối, khoảng từ 17 giờ 30 - 18 giờ 30, là thời điểm mà nhu cầu tiêu thụ điện cao nhất trong ngày nhưng lúc này khả năng đáp ứng của hàng chục nghìn MW điện mặt trời hầu như không còn”. Tuy nhiên, việc khởi động một nhà máy điện than, điện khí chạy từ 0 lên 70 - 80% công suất không phải “nói là làm được ngay”. Vậy nên, nhiều nhà máy phải chạy cầm chừng các tổ máy.

Tại báo cáo kết quả phiên giải trình “thực trạng, giải pháp phát triển điện lực đến năm 2030 nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội” mới đây, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội đã nhận xét: trong hệ thống điện có tích hợp số lượng lớn các nguồn điện không ổn định như điện gió và điện năng lượng mặt trời cần phải xây dựng nguồn điện dự phòng lớn làm tăng chi phí đầu tư cho hệ thống.

Đó là chưa kể, giá điện từ nguồn năng lượng tái tạo hiện cao hơn so với nguồn điện truyền thống (nhiệt điện, thủy điện lớn,... ). Chi phí bù giá cho năng lượng tái tạo đang được hòa chung với chi phí của ngành điện, chưa tách rõ ràng trong hóa đơn tiền điện. Khi tỷ trọng năng lượng tái tạo tăng lên thì thành phần bù giá sẽ ngày càng tăng và ảnh hưởng lớn đến chi phí giá thành ngành điện.

"Không làm điện mặt trời theo phong trào"

Chính phủ cũng yêu cầu nghiên cứu, đề xuất các biện pháp quản lý có hiệu quả tốt nhất đối với nguồn năng lượng tái tạo, tuyệt đối không để xảy ra việc có sơ hở trong các cơ chế, chính sách; chỉ đạo xây dựng và thực hiện các biện pháp nhằm hạn chế tối đa việc cắt giảm nguồn điện năng lượng tái tạo đã đưa vào vận hành, hạn chế tối đa thiệt hại kinh tế của nhà đầu tư và lãng phí nguồn năng lượng tái tạo.
Hệ thống điện đã thay đổi rất nhiều với sự xuất hiện nhanh của các nguồn điện mặt trời.
 
Chỉ đạo cũng lưu ý “tuyệt đối không để xảy ra tình trạng phát triển ồ ạt điện mặt trời trên địa bàn theo phong trào”, thiếu sự kiểm soát gây quá tải lưới điện khu vực và hậu quả xấu sau này. UBND các tỉnh, TP trực thuộc T.Ư được giao phối hợp với Bộ Công thương, EVN trong công tác kiểm tra, thanh tra về phát triển điện mặt trời mái nhà tại địa phương, các công ty điện lực thời gian vừa qua; xử lý nghiêm trong phạm vi thẩm quyền các sai phạm nếu có.
 
Theo báo Thanh niên
KINH TẾ XÃ HỘI
maincontent

Hà Nội đã hoàn thành hạ ngầm cáp điện lực, viễn thông trên 58 tuyến phố

     Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, thực hiện Biên bản ghi nhớ hợp tác đầu tư đã ký ngày 4/6/2016 giữa UBND Thành phố Hà Nội với Tập đoàn VNPT, Tập đoàn Viettel, Tổng công ty Viễn thông MobiFone, Tổng công ty Điện lực Hà Nội (EVN Hà Nội) về việc hạ ngầm hệ thống đường dây viễn thông và đường dây điện lực trung, hạ áp tại các tuyến phố trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2016 – 2020, thời gian vừa qua, Sở Xây dựng phối hợp với Sở TT&TT và các Sở, ngành Thành phố và các đơn vị liên quan triển khai.

     Kết quả, với việc thi công hạ ngầm 18 tuyến phố đã được UBND Thành phố phê duyệt thực hiện trong năm 2016, đến nay các nhà đầu tư đã hoàn thành xây dựng công trình ngầm tại 17 tuyến/18 tuyến phố. Trong đó, riêng với phố Thụy Khuê, phần điện lực đã cơ bản hoàn thành, phần viễn thông, MobiFone đang hoàn thiện thủ tục để thi công.

     Đối với 17 tuyến phố đã hoàn thành công tác hạ ngầm, Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với Sở TT&TT, các nhà đầu tư và các đơn vị liên quan cắt hạ dây cáp cũ, cột cũ không còn sử dụng. “Tại những tuyến đã hạ ngầm xong cảnh quan đô thị đã được cải thiện đáng kể và được nhân dân đồng tình ủng hộ chủ trương của Thành phố”, Sở Xây dựng Hà Nội nêu.

     Cũng theo Sở Xây dựng, UBND các quận đang lập dự án cải tạo chỉnh trang đô thị đồng bộ các tuyến đã hạ ngầm bao gồm: lát hè đá, cải tạo cây xanh, chiếu sáng (hạ ngầm dây cáp, thay cột thép, thay đèn LED tiết kiệm điện), chỉnh trang mặt phố... Tuy nhiên, tiến độ triển khai của UBND các quận còn chậm, mới chỉ thực hiện xong phố Giang Văn Minh (quận Ba Đình); đang thi công đường Giải Phóng (quận Hoàng Mai - Hai Bà Trưng), Nguyễn Trãi (quận Thanh Xuân), Bà Triệu... và đang lập dự án, đấu thầu tuyến Thái Hà - Huỳnh Thúc Kháng (quận Đống Đa - Ba Đình).

     Về tình hình thi công hạ ngầm tại 56 tuyến phố được UBND TP.Hà Nội phê duyệt thực hiện trong đợt 1 năm nay, báo cáo của Sở Xây dựng chỉ rõ, tính đến tháng 10/2017, các doanh nghiệp đã thi công được 41/56 tuyến. Trong đó, điện lực đã cơ bản hoàn thành 31/56 tuyến (đang thi công 10 tuyến), viễn thông cơ bản hoàn thành 16/56 tuyến (đang thi công 11 tuyến).

      Số liệu của Sở Xây dựng cũng cho thấy, trong số các tuyến phố đã thực hiện hạ ngầm, có 16 tuyến đã cơ bản hoàn thành điện lực và viễn thông, bao gồm: Hoa Lư, Võ Thị Sáu, Lò Đúc, Trần Khát Chân, Châu Long, Ngọc Hà, Đội Cấn, Quốc Tử Giám, Quang Trung, Trần Xuân Soạn, Cửa Bắc, Tôn Thất Tùng, Lương Đình Của, Văn Miếu, Trúc Khê, Trịnh Hoài Đức; còn 15/17 tuyến phố trên địa bàn quận Hoàn Kiếm chưa thi công, cả điện lực và viễn thông.

     Đối với việc xây dựng kế hoạch hạ ngầm đợt 2 năm 2017, Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, Sở đã phối hợp với UBND các quận, Sở TT&TT thống kê đề xuất, trên cơ sở đăng ký của các doanh nghiệp viễn thông, điện lực. Và ngày 4/10/2017, liên ngành Xây dựng – TT&TT đã có tờ trình lãnh đạo UBND Thành phố phê duyệt hạ ngầm 45 tuyến phố trên địa bàn 8 quận nội thành làm cơ sở để các doanh nghiệp thực hiện.

     Trong báo cáo mới đây gửi UBND TP.Hà Nội, Sở Xây dựng đã đề nghị lãnh đạo UBND Thành phố phê duyệt danh mục hạ ngầm 45 tuyến phố trên địa bàn 8 quận nội thành đã được liên ngành Xây dựng – TT&TT trình lên.     

     Với các tuyến công trình ngầm đã được UBND cho phép triển khai đầu tư theo hình thức xã hội hóa, Sở Xây dựng Hà Nội kiến nghị UBND Thành phố chỉ đạo UBND các quận bố trí vốn và khẩn trương cải tạo, chỉnh trang hè đảm bảo đồng bộ và mỹ quan, văn minh đô thị.

Theo ictnews.vn

KINH TẾ XÃ HỘI
maincontent

Khởi công xây dựng tòa nhà văn phòng Ngọc Khánh copy

Được Ủy Ban Nhân Dân Tỉnh Hưng Yên phê duyệt Dự án đầu tư mở rộng Nhà máy sản xuất dây điện ôtô trực thuộc Công ty TNHH Dây và Cáp Điện Ngọc Khánh trên địa bàn huyện Văn Lâm, Hưng Yên (Dự án sẽ được cập nhật liên tục bằng hình ảnh).

Mục tiêu của Dự án là nhằm nâng cao năng lực sản xuất, tạo ra nhiều việc làm cho người dân, thúc đẩy sự phát triển kinh tế trên địa bàn huyện Văn Lâm nói riêng và tỉnh Hưng Yên nói chung.

 

< Hình ảnh chụp từ vệ tinh - 08/2010 >

Dự án do Công ty TNHH Dây và Cáp Điện Ngọc Khánh làm chủ đầu tư. Với tổng diện tích vào khoảng 4,5Ha Dự án bao gồm :

- Khu điều hành nhà sản xuất : 1.600m2

- Khu nhà nghỉ và ăn ca : 1.200m2

- Khu nhà xưởng sản xuất : 20.000m2

- Giao thông và cây xanh : 21.000m2

Hiện nay dự án đang tiến hành san lấp mặt bằng, dự kiến đến ngày 31/07/2010 sẽ kết thúc và chuyển sang giai đoạn tiến hành thi công xây dựng các hạng mục Nhà xưởng sản xuất, Nhà điều hành..

Dự kiến nhà máy mới được đưa vào sử dụng tại thời điểm Quý II năm 2012. Đưa tổng diện tích các nhà máy của Công ty TNHH Dây và Cáp Điện Ngọc Khánh lên 12Ha, bao gồm : Nhà máy dây cáp điện hạ thế PVC, Nhà máy dây và cáp điện Cao Su, Nhà máy dây điện ÔTÔ.

KINH TẾ XÃ HỘI

Liên hệ

Với chúng tôi

HOTLINE

Liên hệ đặt hàng, hoặc gặp vấn đề về sản phẩm. Hãy gọi cho chúng tôi

HOTLINE

Chăm sóc khách hàng

0973.318.335

maincontent

ĐỐI TÁC

Chúng tôi đã và đang hợp tác cùng

maincontent
maincontent
maincontent
maincontent
maincontent
maincontent
maincontent
maincontent
maincontent
maincontent
maincontent
maincontent
maincontent
maincontent
maincontent
logo

Công ty Cổ phần Đông Giang

(Thành viên của Ngọc Khánh Group)

GPKD số 0900220897 do Sở KH và ĐT tỉnh Hưng Yên cấp ngày 19/12/2003

GĐ/Sở hữu website Vũ Quang Khánh

logoSaleNoti

Địa Chỉ Nhà máy: Khu công nghiệp Phố Nối A - Xã Trưng Trắc - Huyện Văn Lâm - Hưng Yên

VPGD: Tầng 8, Toà nhà NK Group, số 37 Nguyễn Sơn, phường Ngọc Lâm, quận Long Biên, Hà Nội

Điện thoại: 0243.827.1389 / 0973.318.335

Email: pkd.goldcup@donggiang.vn

Website: goldcup.com.vn - ngockhanh.vn