logo
endland viet nam
maincontent
Trang chủ Tin tức

Ảnh hưởng của dịch bệnh Corona đối với Kinh tế - Xã hội

Ngày 12/02/2020, dưới sự chủ trì của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Thường trực Chính phủ đã họp đánh giá tác động của tình hình dịch bệnh do chủng mới của virus Corona (COVID-19), cập nhật kịch bản tăng trưởng năm 2020 và các giải pháp chỉ đạo, điều hành để

Để giá tác động của dịch viêm phổi cấp do COVID-19, cập nhật kịch bản tăng trưởng năm 2020 và đề xuất các giải pháp chỉ đạo, điều hành thực hiện các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội, ngày 11/02/2020, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đã chủ trì buổi làm việc với các tổ chức, hiệp hội, doanh nghiệp trong nước và nước ngoài để lắng nghe ý kiến về thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, giải pháp đề xuất hỗ trợ kịp thời cho doanh nghiệp ứng phó với bệnh dịch do virus COVID-19. Đồng thời chủ trì cuộc họp với các thành viên Tổ chuyên gia Tư vấn của Bộ trưởng, Lãnh đạo các đơn vị thuộc Bộ để đánh giá tác động của tình hình dịch bệnh này đối với nền kinh tế.

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng chủ trì cuộc họp Đánh giá ảnh hưởng của dịch bệnh Corona đối với kinh tế - xã hội Việt Nam

COVID-19: gây gián đoạn chuỗi cung ứng nhiều sản phẩm hàng hóa của thế giới

Theo Báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về ảnh hưởng của COVID-19 tới tăng trưởng kinh tế toàn cầu và khu vực, nhìn chung, các tổ chức quốc tế đều đánh giá kinh tế thế giới năm 2020 tiếp tục xu hướng giảm, cộng với tác động từ dịch sẽ làm suy giảm nhanh hơn, đặc biệt tình trạng khi bệnh dịch kéo dài. Kinh tế Trung Quốc và toàn cầu thiệt hại có thể lớn gấp 3 đến 4 lần so với dịch SARS, lên tới 160 tỷ USD, do vai trò của kinh tế Trung Quốc hiện nay lớn hơn nhiều so với thời điểm diễn ra dịch SARS, chiếm khoảng 18% GDP toàn cầu (trước đây khoảng 4%).

Cùng với đó, tính liên kết, kết nối và phụ thuộc lẫn nhau giữa kinh tế Trung Quốc với kinh tế thế giới hiện nay chặt chẽ hơn nhiều so với thời điểm dịch SARS, nhất là về kết nối thương mại, đầu tư, du lịch, tài chính, giao thông. Hiệu ứng truyền thông sẽ khuếch đại tác động của dịch rộng và mạnh hơn do mức độ và phạm vi kết nối mạng tại Trung Quốc và trên thế giới sâu rộng hơn rất nhiều.

Những ngành, lĩnh vực chịu tác động của dịch đó là: Du lịch, thương mại, tiêu dùng, vận tải, nhất là ngành hàng không, bị tác động trực tiếp do việc hạn chế và cấm đi lại trong nội địa và giữa Trung Quốc với các quốc gia bên ngoài. Một số chuỗi sản xuất, cung ứng toàn cầu và khu vực có cơ sở sản xuất tại Trung Quốc tạm thời bị gián đoạn, bị ảnh hưởng lớn nhất là chuỗi cung ứng thiết bị, linh kiện điện tử, điện thoại, công nghệ cao, phụ tùng ô tô...

Đầu tư quốc tế chịu tác động dưới hai góc độ: Dòng đầu tư quốc tế vào Trung Quốc và đầu tư Trung Quốc ra nước ngoài; Cộng hưởng với các rủi ro địa chính trị, dịch khiến cho môi trường chính trị, kinh tế, xã hội toàn cầu càng trở nên bất trắc, thúc đẩy tâm lý phòng vệ, co lại, do đó làm suy yếu động lực đầu tư. Xu hướng phân tán rủi ro trong đầu tư quốc tế sẽ được đẩy mạnh hơn theo hướng dần di chuyển sản xuất ra khỏi Trung Quốc và sắp xếp lại mạng lưới sản xuất, chuỗi cung ứng khu vực và toàn cầu.

Như vậy, dịch đã ảnh hưởng trên phạm vi toàn cầu, gây gián đoạn chuỗi cung ứng nhiều sản phẩm hàng hóa của thế giới, đình trệ trong sản xuất kinh doanh; suy giảm nhu cầu tạm thời từ Trung Quốc đối với các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ, ảnh hưởng tới tăng trưởng của khu vực và toàn cầu. Việt Nam có độ mở của nền kinh tế lớn và có đường biên giới dài với Trung Quốc, chắc chắn sẽ chịu những ảnh hưởng không nhỏ.

Tăng trưởng quý I/2020 dự báo là 4,52% nếu dịch được khống chế

Theo Báo cáo, ngoài việc bị ảnh hưởng từ tăng trưởng kinh tế toàn cầu và khu vực thì dịch còn ảnh hưởng tới các lĩnh vực kinh tế - xã hội của Việt Nam. Trong đó, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản năm 2020 tiếp tục gặp nhiều khó khăn do: tình hình hạn hán, xâm nhập mặn, dịch tả lợn châu Phi chưa được khống chế hoàn toàn, dịch cúm gia cầm H5N6, H5N1 trong thời gian tới, thẻ vàng xuất khẩu thủy sản khai thác biển do Ủy ban châu Âu đưa ra chưa được gỡ bỏ, dịch Covid-19. Tuy nhiên, nếu khống chế được dịch tả lợn châu Phi và chăn nuôi lợn hồi phục thì mức tăng trưởng ngành chăn nuôi sẽ tăng cao đặc biệt trong quý III và quý IV, hiệp định EVFTA được thông qua và sớm có hiệu lực thì hầu hết các sản phẩm nông, lâm nghiệp và thủy sản của Việt Nam nhập khẩu vào EU được hưởng ưu đãi thuế quan, khuyến khích, thúc đẩy sản xuất trong nước do tăng cầu từ thị trường, đặc biệt là các sản phẩm thủy sản và sản phẩm gỗ.

Về sản xuất công nghiệp, các biện pháp kiểm dịch sẽ gây ảnh hưởng đến nguồn cung ứng đầu vào phục vụ sản xuất cũng như thị trường tiêu thụ cho ngành điện tử Việt Nam, đặc biệt là ảnh hưởng đến nguồn linh phụ kiện đầu vào cho sản xuất trong nước.

Đối với ngành da giày, nếu dịch diễn biến phức tạp kéo dài sang quý II sẽ ảnh hưởng đến nguồn nguyên phụ liệu của Việt Nam nhập khẩu từ Trung Quốc đặc biệt là các doanh nghiệp có quy mô nhỏ phải nhập khẩu nguyên phụ liệu theo đường biên giới (đường bộ), ảnh hưởng đến kim ngạch xuất khẩu của toàn ngành da giầy Việt Nam.

Về đầu tư, dịch COVID-19 ảnh hưởng trực tiếp tới nông nghiệp, công nghiệp, xây dựng, thương mại, dịch vụ, do đó khi khu vực sản xuất bị ảnh hưởng, hoạt động đầu tư sẽ ngay lập tức bị tác động làm giảm đầu tư của toàn nền kinh tế trong ngắn hạn và dài hạn, đặc biệt là đầu tư của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài và khu vực ngoài nhà nước. Các nhà đầu tư mới dừng tìm kiếm cơ hội đầu tư, nhất là đầu tư FDI, ảnh hưởng tới thu hút đầu tư trong thời gian tới. Đối với các dự án đã đầu tư có khả năng sẽ hoãn lại việc tăng vốn đầu tư.

Diễn biến tình hình dịch viêm phổi cấp COVID-19 diễn ra rất nhanh, nghiêm trọng, phức tạp, khó lường và chưa dự báo được đỉnh dịch, thời điểm kết thúc, quy mô và phạm vi tác động. Dịch đã, đang và sẽ ảnh hưởng toàn diện đến tất cả các lĩnh vực kinh tế, xã hội của nước ta; ảnh hưởng tới tâm lý người dân trong xã hội, đặc biệt là lực lượng lao động, gây thiếu hụt lao động tức thời, gián đoạn chuỗi cung ứng và lưu chuyển thương mại, sản xuất kinh doanh bị đình trệ.

Trong trường hợp khống chế được dịch trong quý I/2020 thì tăng trưởng của Việt Nam dự báo là 6,25% giảm 0,55 điểm % so với nghị quyết 01/NQ-CP của Chính phủ, trong đó quý I tăng 4,52%; quý II tăng 6,08%; quý III tăng 6,92% và quý IV tăng 6,81%. Trường hợp dịch được khống chế trong quý II/2020 thì tăng trưởng của ta dự báo là 5,96% giảm 0,84 điểm % so với nghị quyết 01/NQ-CP của Chính phủ và giảm 0,29 điểm % so với kịch bản khống chế được dịch trong quý I/2020, trong đó quý I tăng 4,52%; quý II tăng 5,1%; quý III tăng 6,70% và quý IV tăng 6,81%.

Toàn cảnh cuộc họp Đánh giá ảnh hưởng của dịch bệnh Corona đối với kinh tế - xã hội Việt Nam do Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức

“Không thay đổi mục tiêu, bình tĩnh, không chủ quan, chủ động sớm dự liệu giải pháp”

Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trước tình hình diễn biễn và ảnh hưởng của dịch, các quốc gia trong khu vực có cùng phản ứng phải ưu tiên cao nhất cho ngăn chặn và dập dịch sớm nhất có thể, đồng thời triển khai các biện pháp giảm thiểu tác động của dịch, chuẩn bị cho giai đoạn “hậu dịch” cả về y tế, kinh tế, xã hội và đối ngoại.

Việt Nam được quốc tế đánh giá rất kịp thời, nhanh, quyết liệt và hiệu quả trong việc phản ứng với tình hình dịch bệnh thời gian qua. Các Bộ, cơ quan trung ương và địa phương, trong đó các Bộ: Y Tế, Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ngoại giao và Ngân hàng Nhà nước thực hiện nghiêm túc các chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và Ban Chỉ đạo Quốc gia, có những hành động kịp thời, hiệu quả đã góp phần quan trọng phòng, chống và kiểm soát dịch, ổn định tâm lý xã hội, hỗ trợ duy trì sản xuất, kinh doanh, cơ bản đáp ứng yêu cầu về y tế, kinh tế, xã hội và đối ngoại trong bối cảnh khó khăn của dịch.

Tuy nhiên để đạt được mục tiêu mà Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã đặt ra là không thay đổi mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2020, trong bối cảnh chịu thêm các ảnh hưởng từ hạn hán, xâm nhập mặn, dịch khác trên gia súc và gia cầm, trên cơ sở đánh giá của các doanh nghiệp nếu tình hình nguồn cung nguyên liệu đầu vào và thị trường xuất khẩu không sớm được cải thiện thì khả năng cầm cự chỉ hết tháng 02/2019.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất phương châm“Không thay đổi mục tiêu, bình tĩnh, không chủ quan, chủ động sớm dự liệu giải pháp”. Trong đó, bảo đảm thực hiện nghiêm, đồng bộ, toàn diện các giải pháp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu, bảo đảm hiệu quả của từng giải pháp cũng như hiệu quả cộng hưởng của các nhóm giải pháp trong phòng, chống và kiểm soát dịch. Đề cao trách nhiệm và tiến độ xử lý, thực hiện các giải pháp, phải quyết liệt, nhanh, hiệu quả, dự liệu sớm để đi trước một bước diễn biến của dịch.

Rút ngắn tối đa thời gian thực hiện các quy định, tạo mọi điều kiện để ổn định tâm lý, phòng, chống và kiểm soát dịch hiệu quả; kịp thời hỗ trợ khắc phục thiệt hại do dịch gây ra trong thời gian xảy ra dịch, duy trì sản xuất và tiêu dùng; khôi phục sản xuất và thúc đẩy tăng trưởng sau khi dịch kết thúc. Đồng thời, hạn chế tối đa ảnh hưởng kép/cộng hưởng từ dịch do virus Corona và những khó khăn nội tại của nền kinh tế, tác động của thiên nhiên.

Trong bối cảnh khó khăn của dịch, cần ưu tiên triển khai đồng bộ các nhóm nhiệm vụ, giải pháp phòng, chống dịch đề ra tại Công văn số 79-CV/TW ngày 29/01/2020 của Ban Bí thư Trung ương Đảng; Chỉ thị số 05/CT-TTg ngày 28/01/2020; Công điện số 121/CĐ-CP ngày 23/01/2020 và Quyết định số 173/QĐ-TTg ngày 01/02/2020 của Thủ tướng Chính phủ.

Kết hợp nhuần nhuyễn 3 nhiệm vụ: tổ chức chống dịch; thông tin, tuyên truyền và tăng cường kiểm tra, giám sát, xử lý nghiêm mọi hành vi lợi dụng tình hình dịch để trục lợi; ổn định tâm lý, củng cố niềm tin, tạo đồng thuận xã hội trong việc chung tay tham gia phòng, chống dịch. Đồng thời, tích cực phấn đấu, đẩy nhanh tiến độ triển khai các nhiệm vụ, giải pháp đề ra tại Nghị quyết số 01/NQ-CP và 02/NQ-CP của Chính phủ, trong đó các Cơ quan cần hết sức chủ động, rà soát, sắp xếp lại thứ tự ưu tiên, lựa chọn các nhiệm vụ trọng yếu cần chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ thực hiện.

Vượt qua thử thách để hoàn thành nhiệm vụ năm 2020

Phát biểu tại cuộc họp, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, với các biện pháp mạnh, cụ thể, hiệu quả, tình hình dịch bệnh nằm trong tầm kiểm soát. Tuy nhiên, nếu chỉ lo chống dịch mà không lo phát triển kinh tế, giữ gìn quốc phòng, an ninh, bảo đảm an sinh xã hội thì không thể nói là hoàn thành tốt nhiệm vụ. Vì nhiệm vụ năm 2020 được giao rất nặng nề. Đặc biệt, tiếp tục thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội tốt nhất nhằm hoàn thành nhiệm vụ.

Chúng ta phải chống cả 2 loại virus, là virus Corona và “virus trì trệ”, không chịu làm việc, lấy lý do dịch bệnh nên không hành động, ảnh hưởng lớn đến kinh tế - xã hội của đất nước. Vì vậy, chúng ta không được đổ lỗi cho khách quan, không chịu triển khai những biện pháp mới, không chịu tái cơ cấu ngành, lĩnh vực, sản phẩm do ảnh hưởng của dịch bệnh, làm sụt giảm tăng trưởng, ảnh hưởng đến đời sống, việc làm, thu nhập của người dân.

Thủ tướng đặt vấn đề, làm sao tái cơ cấu nền kinh tế, giảm chi phí và những chính sách nào thúc đẩy phát triển, thúc đẩy giải ngân, chính sách giảm phí, lệ phí và dịch vụ khác, làm sao giảm lãi suất và chuyển đổi thị trường. Đây là một thử thách mà chúng ta phải vượt qua để hoàn thành nhiệm vụ năm 2020. Nếu chỉ với cách làm bình thường tăng trưởng sụt giảm, ảnh hưởng đến nhiều chỉ tiêu khác, do vậy, phải phấn đấu cao hơn nữa, với giải pháp cụ thể hơn nữa, kịp thời hơn nữa, thích ứng tốt hơn nữa, Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh./.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Liên hệ

Với chúng tôi

HOTLINE

Liên hệ đặt hàng, hoặc gặp vấn đề về sản phẩm. Hãy gọi cho chúng tôi

HOTLINE

Chăm sóc khách hàng

0973.318.335

maincontent

ĐỐI TÁC

Chúng tôi đã và đang hợp tác cùng

maincontent
maincontent
maincontent
maincontent
maincontent
maincontent
maincontent
maincontent
maincontent
maincontent
maincontent
maincontent
maincontent
maincontent
maincontent
logo

Công ty Cổ phần Đông Giang

(Thành viên của Ngọc Khánh Group)

GPKD số 0900220897 do Sở KH và ĐT tỉnh Hưng Yên cấp ngày 19/12/2003

GĐ/Sở hữu website Vũ Quang Khánh

logoSaleNoti

Địa Chỉ Nhà máy: Khu công nghiệp Phố Nối A - Xã Trưng Trắc - Huyện Văn Lâm - Hưng Yên

VPGD: Tầng 8, Toà nhà NK Group, số 37 Nguyễn Sơn, phường Ngọc Lâm, quận Long Biên, Hà Nội

Điện thoại: 0243.827.1389 / 0973.318.335

Email: pkd.goldcup@donggiang.vn

Website: goldcup.com.vn - ngockhanh.vn